7 lời khuyên hữu ích để có CV hấp dẫn
để học các kỹ năng có giá trị ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Viết được một CV tốt đã là một nhiệm vụ ” khó nhằn” cho rất nhiều người. Và còn khó khăn hơn nữa nếu người đó đang có ý định thay đổi nghề nghiệp chuyên môn, lĩnh vực làm việc.
Chuyên gia tư vấ nghề nghiệp Amanda Augustine tại TheLadder_tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ kết nối nghề nghiệp trực tuyến chia sẻ: ” Khi bạn đang cố gắng để thay đổi nghề nghiệp, đồng nghĩa với việc bạn phải đương đầu với rất nhiều ứng cử viên khác, những người có lợi thế hơn bạn về kinh nghiệm, kỹ năng đối với vị trí, nghề nghiệp mà bạn đang nhắm tới. Một CV nổi bật sẽ giúp bạn được chú ý, trái lại cũng có thể sẽ bị phớt lờ bởi các nhà tuyển dụng.”
Để tạo ra một CV “bắt mắt” – yếu tố giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác, bạn phải rà soát lại tất cả kinh nghiệm và thành tích của mình dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo Chuyên gia:” Trước hết, bạn phải đánh giá kinh nghiệm, kiến thức, phát triển chuyên môn và kỹ năng để xác định những điều được coi là quan trọng đối với sự nghiệp mới, và sau đó xác định lại vị trí hoặc tái xây dựng thương hiệu cá nhân cho bản thân.”
Để làm điều này, bạn sẽ cần phải thành thạo trong việc sử dụng các thuật ngữ trong lĩnh vực mục tiêu, bởi lẽ nó sẽ giúp bạn thể hiện kinh nghiệm và các kỹ năng trước đây với điều kiện “khán giả mới” sẽ hiểu và đánh giá cao. Chuyên gia giải thích: ” Để làm được điều này đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của người tìm việc, thậm chí có thể bạn phải học hỏi, tham khảo ý kiến của những người làm việc trong lĩnh vực mục tiêu – bằng mọi cách – để học các kỹ năng có giá trị ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Cô nói rằng có một hồ sơ được chuẩn bị công phu và một người ủng hộ bên cạnh, bạn có nhiều khả năng để thành công với quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của mình.
Để có một cái nhìn rõ ràng hơn về những điều khiến cho một CV nổi bật, chúng tôi đã nhờ Augustine thiết kế mẫu của một CV lý tưởng cho một “chuyên gia” thay đổi nghề nghiệp .
Tùy thuộc vào nghề nghiệp và ngành công nghiệp mà bạn đang hướng tới, CV của bạn sẽ có những yếu tố khác nhau. Dưới đây là những hướng dẫn hữu ích dành cho người có mong muốn chuyển từ bộ phận nhân lực sang bán hàng:
Điều gì làm nên một CV tuyệt vời cho một người đang chuyển đổi nghề nghiệp hay ngành công nghiệp? Augustine đã chỉ ra những lý do sau:
1. Đưa ra mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng với nghề nghiệp mới
Nếu bạn muốn thay đổi nghề nghiệp, trước hết bạn phải định nghĩa rõ ràng mục tiêu trong công việc mới, điều này sẽ giúp bạn định vị lại kinh nghiệm nào? Trình độ chuyên môn nào? Mà bạn quyết định sử dụng để làm nổi bật lên trong CV mới của mình.
2. CV sẽ tập trung vào những kỹ năng, thành tích và trình độ liên quan mật thiết tới hướng đi trong công việc mới của ứng viên.
Mặc dù bộ phận nhân sự và bán hàng dường như không có nhiều điểm chung trong công việc, tuy nhiên rất nhiều kỹ năng bạn có được khi làm việc ở vị trí nhân viên tuyển dụng có thể áp dụng nếu bạn muốn chuyển đổi nghề nghiệp sang nhân viên bán hàng hoặc marketing.
Điều quan trọng là phải nhận ra được bộ kỹ năng nào của bạn có giá trị trong ngành nghề mục tiêu và sử dụng trong giới hạn nào. Có thể kể ra hàng loạt những kỹ năng chung, dễ dàng chuyển đổi sang những ngành nghề và chức vụ khác – Kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy chiến lược, giao tiếp mạnh mẽ bằng văn bản hoặc lời nói, quản lý nhân sự, sáng tạo, kỹ năng đàm phán… – nhưng điều này phức tạp hơn khi bạn đang cân nhắc chuyển đổi từ một vai trò rất chuyên biệt sang một lĩnh vực hoàn toàn khác.
Trong trường hợp đó, hãy nói chuyện với những người đang làm việc trong lĩnh vực mà bạn quan tâm. Một khi họ hiểu rõ được nền tảng và những điểm mạnh của bạn, họ mới có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về những vị trí và vai trò trong lĩnh vực của họ có thể phù hợp với bạn.
3. CV phải quảng cáo cho những điều ứng viên có thể cung cấp
Hazel là một nhà tuyển dụng kỹ thuật tìm kiếm một vị trí bán phần mềm tuyển dụng cho các công ty, vì vậy kiến thức sâu rộng của cô trong quá trình tuyển dụng và kinh nghiệm của cô trong việc sử dụng, đào tạo những người khác trên các nền tảng khác nhau và hệ thống theo dõi các ứng viên được nhấn mạnh trong bản tóm tắt chuyên môn và trong suốt phần còn lại trong sơ yếu lý lịch của cô ấy.
4. Kinh nghiệm công việc của các ứng viên được bày trí phù hợp với các yêu cầu mà nhà tuyển dụng tiềm năng đang hướng đến.
“Bất cứ khi nào có thể, kinh nghiệm làm việc của ứng viên này đã được viết theo thuật ngữ của lĩnh vực bán hàng,” Augustine nói. “Ví dụ, các điều khoản “khách hàng” hoặc “khách hàng nội bộ” đã được sử dụng để mô tả các nhà quản lý tuyển dụng. Các ứng viên đã biến thành khách hàng triển vọng hoặc có tiềm năng. Trong danh sách các năng lực cốt lõi của mình, “Hazel” đã sử dụng từ khóa bán hàng như” quản lý vòng đời” và “quản lý kênh phân phối”,
Mỗi lĩnh vực có từ viết tắt hoặc sử dụng các thuật ngữ riêng của mình. Công việc của bạn là tìm ra cách để biến những kinh nghiệm và những thành tựu trong nghề nghiệp cũ thành những lợi thế cho nghề nghiệp mới.
5. Sơ yếu lý lịch ngắn gọn và chỉ bao gồm các thông tin liên quan
Mặc dù có những người với hơn 6 năm kinh nghiệm và đã làm việc trong ít nhất ba vị trí, sơ yếu lý lịch của họ chỉ là một trang dài. “Vị trí trước đó của cô chỉ có một vài quảng cáo nhỏ về công việc của mình với một vài thành tựu nổi bật,” Augustine ghi nhận. “Thay vì liệt kê ra một danh sách dài dằng dặc các kỹ năng và kinh nghiệm, bạn hãy cẩn thận chọn những thành quả và trách nhiệm mà sẽ hỗ trợ mục tiêu nghề nghiệp hiện tại của bạn.”
6. Những đóng góp và thành tựu chủ yếu của ứng viên nên được lượng hóa cụ thể
Kèm thêm những con số bất cứ khi nào có thể, cho dù bạn đang mô tả kích thước của ngân sách của mình, số lượng các sự kiện mà bạn đã giúp tổ chức, hay số lượng người bạn quản lý, để chứng minh giá trị của bạn đối với nhà tuyển dụng.
7. Liệt kê cả những kỹ năng và các hoạt động không liên quan tới công việc.
“Hazel” kể ra mình là thành viên trong Toasmaters, vì các nhà tuyển dụng đánh giá cao kỹ năng giao tiếp tốt đối với nhân viên bán hàng của họ. ” Hãy kể ra bất kỳ thành viên hiệp hội ngành nghề, công việc tình nguyện, thực tập, hoặc các hoạt động ngoại khóa khác cho phép bạn tạo đòn bẩy cho các kỹ năng có liên quan hay giúp bạn tiếp cận ngành nghề và môi trường mục tiêu của mình” Augustine chia sẻ.
Leave a Reply